Nếu dùng để Boot Win, bạn có thể khởi động vào Windows 8 chỉ trong vòng 7 giây với ổ SSD. Bên cạnh đó, tốc độ đọc và ghi của ổ cứng thể rắn SSD cũng đạt tốc độ cao, trung bình khoảng 550 MB/giây. Ngoài ra, các linh kiện động cơ quay và đầu đọc dữ liệu của HDD dễ dàng bị tác động bởi ngoại lực bên ngoài như rung lắc, rơi… khiến chúng bị sai lệch dẫn đến ngưng hoạt động hoàn toàn, mặc dù dữ liệu có thể vẫn cứu được nhưng chiếc ổ thì mất khả năng vận hành. SSD không có bộ phận chuyển động nào, do đó chiếc ổ cũng như dữ liệu hoàn toàn có khả năng sống sót sau những tác động vật lý từ bên ngoài (tất nhiên là không quá mạnh). Một ưu điểm khác của SSD là nó hoạt động im lặng tuyệt đối trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, ổ SSD không hẳn là một thiết bị hoàn hảo. Một số nguyên nhân tưởng chừng vô hại lại chính là lý do“phá hủy” chiếc ổ SSD của bạn. Dưới đây là 5 sai lầm nguy hiểm có thể ảnh hưởng không tốt đến ổ SSD. 1. Thực hiện chống phân mảnh trên ổ SSDVới ổ cứng HDD, người dùng thường có thói quen chống phân mảnh (defragment) để làm ổ gọn gàng hơn cũng như các thao tác truy xuất dữ liệu nhanh hơn. Tuy nhiên đây lại là điều tối kị đối với ổ cứng SSD. Bởi việc này sẽ làm giảm tuổi thọ cho ổ SSD. Nguyên nhân chính là các ổ SSD đều bị hạn chế số lần ghi, thậm chí một số loại ổ chỉ có thể ghi 1.000 lần. Việc phân mảnh là một hình thức sắp xếp và ghi lại dữ liệu do đó nó ít nhiều tác động làm giảm số lần ghi còn lại của ổ SSD. Một lý do khác nữa đó là SSD không có phiến đĩa, thời gian định vị dữ liệu gần như không có độ trễ, chống phân mảnh cũng không giúp cải thiện tốc độ làm việc. Đúng như vậy, vì không sử dụng các thành phần chuyển động nên các thông tin được lưu trên ổ SSD đều có thể truy cập như nhau dù nằm ở vị trí nào trên ổ nên việc bị phân mảnh hay không cũng không phải là vấn đề quan trọng. 2. Không sử dụng lệnh TRIMSau một thời gian sử dụng, hiệu suất của SSD sẽ dần suy giảm. Đó là bởi vì bộ nhớ NAND Flash không thể ghi đè dữ liệu. Điều đó có nghĩa là nếu muốn ghi vào một ô đã có dữ liệu, trước tiên chip điều khiển cần xóa dữ liệu đã ghi trong ô đó. Khi ghi dữ liệu mới, chip điều khiển cũng đồng thời xóa đi các dữ liệu muốn xóa, gọi là quá trình "gom dữ liệu bỏ đi" (garbage collection). Lệnh TRIM (đây không phải là từ viết tắt của một cụm từ), cho phép một hệ điều hành được hỗ trợ nhưWindows 7, chủ động thông báo cho ổ SSD biết khối dữ liệu nào xem như không còn được dùng và có thể xóa từ bên trong. Việc này giúp ổ hoạt động hiệu quả hơn và dẫn đến hiệu năng nhanh hơn. Thường thì lệnh TRIM sẽ được tự kích hoạt theo mặc định. Tuy nhiên, một số ổ SSD đời cũ không hỗ trợ lệnh này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra lại xem phiên bản hệ điều hành mình sử dụng có hỗ trợ TRIM hay không, nếu không hãy kiểm tra các bản cập nhật từ nhà sản xuất ngay lập tức. 3. Chạy hệ điều hành Windows XP, Windows Vista trên ổ SSDViệc sử dụng các hệ điều hành cũ trên ổ SSD như Windows XP hay Windows Vista có thể làm hại ổ vì các hệ điều hành này không được hỗ trợ lệnh TRIM. Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn xóa một dữ liệu trong ổ cứng, hệ điều hành không thể gửi lệnh TRIM tới ổ đĩa và dữ liệu này vẫn sẽ tồn tại trong một phần nào đó của ổ cứng mà không thể xóa bỏ. Điều này sẽ làm chậm tốc độ ghi của ổ SSD. Đây cũng là lý do buộc những người sử dụng ổ SSD phải làm việc với hệ điều hành Windows 7 trở lên hoặc các hệ điều hành có hỗ trợ lệnh TRIM. 4. Ổ SSD luôn trong tình trạng đầyKhông chỉ ổ HDD mà ngay cả ổ SSD cũng hoạt động chậm hơn khi dung lượng lưu trữ không còn nhiều nói cách khác là ổ đã ở trạng thái đầy. Khi khoảng lưu trữ còn thừa ít, mỗi NAND lưu trữ đều đã gần đầy. Ổ SSD buộc phải đọc các khối dữ liệu này vào bộ nhớ đệm, sau đó đưa dữ liệu mới vào sắp xếp kèm. Cuối cùng, tất cả mới được đưa trở lại ổ cứng. Quá trình này làm giảm đáng kể hiệu suất ghi của ổ SSD. Để ổ SSD luôn cân bằng tốt giữa khả năng lưu trữ và hiệu năng, trang công nghệ nổi tiếng Anandtech khuyên rằng người dùng chỉ nên sử dụng khoảng 75% dung lượng ổ và để trống 25%. Phần dung lượng trống sẽ được sử dụng những khi cần ghi dữ liệu mới, ổ SSD sẽ không mất công đi tìm các khoảng trống ít ỏi như trong trường hợp ổ đầy nữa. 5. Thường xuyên sao chép, tạo dữ liệu mới trên ổ SSDKhông thể phủ nhận SSD sở hữu nhiều ưu điểm ăn tiền nhưng nếu bạn thường xuyên sao chép, tạo dữ liệu mới sẽ làm giảm tuổi thọ của ổ do số lần ghi bị giảm. Hết số lần ghi cho phép, hiệu suất SSD sẽ giảm sút rất nhiều thậm chí dễ dàng hỏng hóc hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng ổ SSD để chạy hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Việc lưu trữ phim, nhạc và các dữ liệu khác nên đặt trên ổ cứng cơ học HDD nhằm hạn chế chu kỳ ghi xóa. Theo Genk
|